Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Mười 15th, 2018 trong mục

Tuyển dụng _ Chuyên gia xây dựng nội dung Website và ứng dụng mobile app can thiệp và bộ công cụ đánh giá hiệu quả dự án – Dự án PAWBI

Mô tả về dự án:
Tên dự án:
– Tên tiếng Việt: “Chăm sóc tư vấn trực tuyến sau phá thai
– Tên tiếng Anh: “M-PostAbortionCare
– Tên viết tắt: PAWBI
Tuyển dụng Số lượng: 01
Vị trí: Chuyên gia xây dựng nội dung Website và ứng dụng mobile app can thiệp và bộ công cụ đánh giá hiệu quả dự án.

Bối cảnh:
Phá thai là sự kiện căng thẳng nhất trong cuộc sống của một người phụ nữ, đặc biệt là những phụ nữ trẻ chưa lập gia đình, những người có thể thiếu kỹ năng ứng phó trong bối cảnh có thai và phá thai trước hôn nhân bị kỳ thị. Ngoài đau đớn về thể xác người phụ nữ chưa lập gia đình còn chịu đau đớn kéo dài về mặt cảm xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống.
Trong các loại kỳ thị: phân biệt đối xử (enacted abortion stigma), cảm nhận kỳ thị (perceiped abortion stigma) và tự kỳ thị (inernalized abortion stigma), thì tự kỳ thị được coi là loại kỳ thị ảnh hưởng đến nhóm phụ nữ trẻ chưa lập gia đình sau phá thai nhất. Nỗ lực che giấu có thai và phá thai vô hình dung càng làm tăng mức độ ảnh hưởng và tính công phá của loại kỳ thị này. Biểu hiện thường thấy đó là các cảm giác sợ hãi, hối tiếc, xấu hổ và cảm giác tội lỗi. Những điều này làm bào mòn sự tự tin, kỳ vọng, mong muốn đối mặt với stress, thiếu niềm tin với hỗ trợ người thân, gia đình, xã hội, dẫn đến tuyệt vọng, thậm trí có ý nghĩ và hành vi tự tử. Tự kỳ thị có thể gây nên những tổn thương kéo dài như trầm cảm, rối loạn lo âu, các dấu hiệu khác của sức khoẻ tâm thần và tự tử. Các nghiên cứu thống kê cho thấy có tới 30% các phụ nữ có rối loạn tinh thần đánh kể sau phá thai và hầu như không cải thiện mấy sau một thời gian dài. Những yếu tố hảnh hưởng đến việc rối loạn sau phá thai thường là tuổi, cô đơn một mình, thiếu sự kết nối và hỗ trợ của bàn bè, gia đình và xã hội, thiếu kỹ năng đối phó, che giấu có thai và phá thai.
Việc tác động tới loại hình tự kỳ thị mang tính thực tế và hiểu quả hơn các loại kỳ thị còn lại do nó tác động đến cá nhân người bị kỳ thị trong khi muốn tác động các loại kỳ thị khác thì đòi hỏi phải thay đổi quan điểm hành vi của cả xã hội, cộng đồng về việc có thai và phá thai trước hôn nhân. Ngoài ra, chiến lược im lặng nhằm che giấu có thai và phá thai đã làm gia tăng tác động của tự kỳ thị, gây nên tổn thương sức khoẻ tinh thần tạm thời hay vĩnh viễn. Cuối cùng, nhóm phụ nữ trẻ chưa có gia đình thường không có kinh nghiệm sống và khả năng có thể đối phó với các tổn thương tinh thần lớn trong đời, đây là nguy cơ lớn gây ra những rỗi loạn tình thần sau phá thai sau này.
Can thiệp phá thai hiện nay chỉ tập trung về mặt thể chất mà chưa có quan tâm thoả đáng về mặt tinh thần. Do vậy dự án nhằm xây dựng một chương trình can thiệp sử dụng nền tảng website nhằm giúp phụ nữ trẻ chưa lập gia đình sau khi phá thai: 1) có các thông tin và kỹ năng cần thiết liên quan đến có thai và phá thai; 2) có thể tự đánh giá tình trạng tinh thần của mình liên quan sau phá thai thông qua bộ công cụ tự đánh giá; 3) được chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm từ người có cùng cảnh ngộ với mình về có thai và phá thai thông qua diễn đàn; 4) có thể tâm sự và nói chuyện với tư vấn viên được đào tạo về sức khỏe sinh sản và tư vấn tâm lý qua hệ thống ‘trò chuyện’ trực tuyến

Mô tả công việc:
– Xây dựng nội dung cho website và cho ứng dụng trên điện thoại thông minh
– Xây dựng bộ công cụ đánh giá hiệu quả can thiệp của dự án sau can thiệp

Nội dung yêu cầu về kỹ thuật:
* Phần nội dung website: đưa các thông tin xúc tích và cập nhật về các nội dung sau:
– Những thay đổi tâm lý trước và sau phá thai,
– Những yếu tố gia tăng tổn thương tinh thần sau phá thai,
– Những hình thái phổ biến về tổn thương tâm lý sau phá thai,
– Các giai đoạn của sang chấn tinh thần sau phá thai,
– Nhưng kỹ năng cần thiết để ứng phó với tổn thương tinh thần sau phá thai
– Những thay đổi sinh lý sau phá thai
– Cách chăm sóc sau phá thai: chăm sóc- tinh thần, thể chất, dinh dưỡng
– Các biến chứng có thể gặp sau phá thai
– Những việc có thể làm sau phá thai
– Phương pháp nạo phá thai hiện nay, ưu điểm và nhược điểm, tập trung vào phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc
– Hội chứng sang chấn tinh thần sau phá thai

* Phần xây dựng công cụ
– Bộ công cụ yêu cầu cập nhật, được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận và đã được điều chỉnh (validate) theo hoàn cảnh Việt nam, hay ít nhất là khu vực hoặc vùng có đặc điểm văn hoá xã hội tương tự.
– Các câu hỏi đo lường các dấu hiệu/triệu chứng trầm cảm sau phá thai (depression)
– Các câu hỏi đo lường dấu hiệu/triệu chứng rỗi loạn lo âu sau phá thai (Anxiety)
– Các câu hỏi liên quan đến trạng thái sang chấn tâm lý (stress).
– Các câu hỏi liên quan đến kỳ thị nạo phá thai, nhất là tự kỳ thị.
– Các câu hỏi liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp phòng tránh thai
– Các câu hỏi đánh giá về sử dụng website, các ứng dụng trên mobiphone

Yêu cầu cụ thể:
– Tiến hành tìm kiếm và xem xét (review) có hệ thống các tài liệu liên quan về 1) rối loạn tinh thần sau phá thai 2) bộ công cụ đã đề cập ở trên, bằng 2 ngôn ngữ: Anh và Việt. Đối với bộ công cụ, chú ý các nghiên cứu đánh giá về tính hiệu năng và tính thực tế khi sử dụng, nhất là các nghiên cứu tiến hành tại Việt nam hay các nước châu Á.
– Tập hợp, tổng hợp, phân tích đánh giá để đưa ra các nội dung phù hợp cụ thể liên quan rối loạn tinh thần sau phá thai.
– Đối với bộ câu hỏi, phân tích đánh giá dựa vào các chỉ số: Internal reliability, các đánh giá dựa vào exploratory factor analysis, nhất là confirmatory factor analysis (CFA) sử dụng các chỉ số như goodness-of-fit indices, RMSEA, CFI để lựa chọn validality các câu/bộ câu hỏi cho từng hội chứng ở trên. Qua đó phác thảo nhưng câu hỏi “core” thiết yếu, các câu hỏi nên đưa vào và các câu hỏi có thêm càng tốt. Do các câu hỏi về kỳ thị nạo phá thai còn ít và chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá về bộ công cụ, nên có thể áp dụng linh hoạt các câu hỏi ở các lĩnh vực khác tương đương như kỳ thị HIV/AIDS, kỳ thị quan hệ đồng giới, kỳ thị trong bệnh tâm thần
– Tiến hành gặp và thảo luận thường xuyên với nhóm nghiên cứu phát triển dự án nghiên cứu, để chắt lọc và lựa chọn các câu hỏi cần thiết, xắp xếp theo thứ tự logic, và đơn giản nhất có thể, giúp đối tượng dễ hiểu nội dung, tránh hiểu lầm. Chuẩn bị câu hỏi đi pretest thực địa.
– Sau khi pretest, dựa vào kết quả từ thực địa, tiến hành sửa đổi và điều chỉnh nội dung văn phong phù hợp với ngôn ngữ chung.

Kết quả/đầu ra mong muốn:
– 2-3 trang tóm tắt kết quả tìm kiếm hệ thống và các nguồn tài liệu đã tham khảo
– Nội dung theo các chủ đề cụ thể được liệt kê cho website và phần ứng dụng app cho điện thoại di động
– Bản phác thảo bộ công cụ với nội dung đã nêu, chuẩn bị thử nghiệm tại thực địa
– Bộ công cụ đã hoàn chỉnh dựa vào kết quả thử nghiệm, chuẩn bị tiến hành khảo sát ban đầu.

Quyền lợi:
Mức lương: Theo thỏa thuận
Thời gian làm việc: Từ ngày 12 tháng 11 năm 2018.
– Quyền lợi khác: Nhận các chế độ công tác phí, hỗ trợ điện thoại khi đi công tác tại thực địa
– Nơi làm việc: Không bắt buộc

Yêu cầu (Trình độ/ Kinh nghiệm/ Ngoại ngữ/ Yêu cầu khác…)

– Trình độ đại học, ưu tiên thạc sĩ, tiễn sĩ, có kinh nghiệm trên 5 năm
– Chuyên ngành: ưu tiên học y, y tế công cộng, và đã có kinh nghiệm làm việc về sức khoẻ sinh sản, ưu tiên đã làm việc trong lĩnh vực kỳ phị phá thai.
– Thành thạo tiếng Anh, nhất là khả năng đọc và nghiên cứu tài liệu
– Kinh nghiệm xây dựng bộ công cụ, nhất là có các bài xuất bản liên quan đến đánh giá bộ công cụ sẽ được ưu tiên.

Cách thức nhận hồ sơ:

– Hồ sơ bản mềm gửi về địa chỉ email: van@phad.org
– Đặt tiêu đề thư theo mẫu: <Vị trí ứng tuyển (viết tắt)>_<Hạn nộp hồ sơ>_<Họ tên> (ví dụ: “CG_02Nov18_NguyenVanAnh”)
– Thời hạn nhận hồ sơ trước 17:00 ngày 02/11/2018

Hạng mục hồ sơ:
1. Thư bảy tỏ nguyện vọng bằng tiếng Việt và Anh.
2. CV bằng tiếng Việt và Anh có kèm ảnh (chụp trong vòng 6 tháng trở lại đây): tóm tắt kinh nghiệm, trình độ…, thông tin của (những) người giới thiệu (họ tên, chức danh, số điện thoại và địa chỉ email)
3. Copy/scan các văn bằng, chứng chỉ liên quan (không cần công chứng cho đến khi được nhận chính thức).
4. Thông tin ứng viên theo mẫu bắt buộc tải về từ: https://www.dropbox.com/s/kfadd95xq40w54j/BM_TD-03_TTUV.doc?dl=0

Vui lòng truy cập vào website: www.phad.org để biết thêm thông tin về Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)
Lưu ý:
– Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.
– Chúng tôi chỉ liên hệ với ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu.
– Hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ không được hoàn trả