Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Mười Hai 31st, 2019 trong mục

Nhiệm vụ

Tầm nhìn chiến lược 2020 – 2030

 

Trong việc xác định hướng phát triển của Viện PHAD cho những năm tiếp theo, Hội đồng suy nghĩ một lần nữa nhiệm vụ của tổ chức. Nhiệm vụ cần chính xác, rõ ràng, ngắn gọn, dễ nhớ, và nâng cao tinh thần. Lý tưởng nhất, nhiệm vụ của PHAD sẽ như một tiêu chuẩn để đánh giá quá trình, các chương trình, và định hướng. Ban lãnh đạo đề xuất những nhiệm vụ sau:

Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển sẽ là cố vấn cho Quốc gia để nâng cao sức khỏe:

Như Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện PHAD phấn đấu để cung cấp lời khuyên không thiên vị, dựa trên bằng chứng, và căn cứ vào khoa học. Nhiệm vụ này truyền tải chức năng “Cố vấn” đối tượng “Quốc gia” và mục đích “để cải thiện sức khỏe”. Nó cho thấy giá trị của dịch vụ, phạm vi của sản phẩm và nhân sự cần thiết để tư vấn tốt, đối tượng và người sử dụng tiềm năng của PHAD, và mong muốn của PHAD để nâng cao sức khỏe ở Việt Nam, trong khu vực và trên thế giới.

Nhiệm vụ của 10 năm tới là tăng mức độ ảnh hưởng của những gì PHAD đang thực hiện: hình thành cả những ý tưởng và hành động thông qua phân tích, giáo dục và tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách, và từ đó tác động đến đến kết quả nhằm nâng cao sức khỏe. Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, đối tác của PHAD bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, các nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực của xã hội, và công chúng nói chung. Để tăng mức độ ảnh hưởng, PHAD phải hoàn thành tốt 5 vấn đề: 1) lựa chọn các chủ đề cá nhân và danh mục đầu tư của các dự án một cách sáng suốt; 2) thực hiện công việc với chất lượng cao nhất có thể, kịp thời và hiệu quả; 3) truyền thông có chiến lược và hiệu quả; 4) đánh giá những gì PHAD làm từ vị thế của các nhà tài trợ, đối tác, và 5) huy động nguồn nhân lực, và các nguồn lực tài chính cần thiết.

MỤC TIÊU I. Lựa chọn Danh mục đầu tư

1.1. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm để thực hiện có hiệu quả và tích cực những yêu cầu từ bất kỳ cơ quan nào.

1.2. Theo đuổi một danh mục đầu tư đáp ứng được các tiêu chí sau :

• Quan trọng đối với sức khỏe

• Lợi thế cho PHAD (Ví dụ: Nền tảng khoa học, chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp, thời gian thích hợp và cơ chế phản ứng)

• Liên quan đến các nhà hoạch định chính sách

• Chưa được làm rõ

• Nguồn lực có sẵn phù hợp hoặc có thể đạt được

• Phù hợp với vấn đề được quan tâm

1.3. Tăng sự quan tâm về vấn đề sức khỏe toàn cầu đặc biệt là sức khỏe môi trường và bệnh không lây truyền

1.4. Xây dựng quy trình để tìm hiểu định kỳ và chủ động nhằm xác định các vấn đề liên quan đến môi trường đang nổi cộm cần được quan tâm

1.5. Đưa ra các cơ chế để xác định và phát triển các chủ đề mà không nằm trong các nhiệm vụ truyền thống

1.6. Xem xét để phát triển mô hình Hợp tác Công – Tư để cung cấp dịch vụ dự phòng cho người nghiện chích ma túy, lạm dụng ma túy, mại dâm, người đồng tính hoặc nhóm có hành vi nguy cơ cao khác.

MỤC TIÊU II. Thực hiện công việc

2.1. Cung cấp sản phẩm chất lượng cao đúng thời gian và ngân sách.

2.2. Giới thiệu và đánh giá sản phẩm mới và quy trình để thực hiên tốt hơn yêu cầu của các nhà tài trợ, các nhà hoạch định chính sách, và cộng đồng.

2.3. Khuyến khích hợp tác trong nội bộ và giữa PHAD cùng một số đơn vị của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia

2.4. Đầu tư kỹ thuật hiện đại để hỗ trợ nghiên cứu, quản lý và thông tin.

2.5. Đầu tư hệ thống chăm sóc, hỗ trợ và điều trị dựa vào cộng đồng cho người có HIV, người có nguy cơ cao trong các vùng, miền khác nhau: Đô thị, nông thôn, miền núi để tìm hiểu về tính bền vững và cơ chế Hợp tác Công – Tư.

2.6. Học hỏi không ngừng từ những thành công và thất bại.

MỤC TIÊU III. Truyền tải thông điệp

3.1. Thực hiện chiến lược truyền thông là một phần thường xuyên của kế hoạch ngay từ đầu và trong suốt tất cả các dự án và trong toàn bộ các chương trình của PHAD.

3.2. Phát triển một chiến lược toàn diện

3.3. Tìm kiếm đối tác để mở rộng và phát triển những nỗ lực truyền thông PHAD.

3.4. Tăng cường thông tin liên lạc nội bộ giữa các thành viên của PHAD và nhân viên, đặc biệt là sử dụng phương tiện điện tử.

3.5. Tăng sự công nhận việc PHAD như đơn vị hàng đầu các nhà hoạch định chính sách y tế và khoa học.

MỤC TIÊU IV. Đánh giá công việc

4.1. Lắng nghe thường xuyên hơn và có hệ thống từ các nhà tài trợ, các thành viên, tình nguyện viên và nhân viên.

4.2. Tìm hiểu cơ chế để xác định, đo lường và giám sát tác động.

4.3. Điều chỉnh phương pháp để theo dõi sự tham gia của thành viên trong các hoạt động của PHAD, và khảo sát định kỳ sự hài lòng của các thành viên đối với sự tham gia của họ.

4.4. Xác định sự hài lòng của các thành viên và đề xuất hướng cải thiện

4.5. Mời, đánh giá, và phản hồi các ý kiến của nhân viên và góp ý để cải thiện kinh nghiệm và hiệu quả làm việc của PHAD.

MỤC TIÊU V. Đảm bảo năng lực

5.1. Tuyển dụng, động viên và đánh giá một lực lượng lao động có trình độ cao và đa dạng.

5.2. Làm cho PHAD thành nơi hấp dẫn để làm việc nơi mà kinh nghiệm hàng ngày là tương xứng với chất lượng sản phẩm PHAD.

5.3. Tìm hiểu mong muốn và thực tiễn của việc mở rộng thành viên của PHAD.

5.4. Tăng cường sự tham gia và làm phong phú thêm kinh nghiệm của các nhân viên của PHAD.

5.5. Tặng $ 250.000 trong khoản ủng hộ mới và quà tặng không hạn chế.