Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Tám 15th, 2019 trong mục

Tuyển dụng – Tư vấn biên soạn mô đun chăm sóc, hỗ trợ phát triển giao tiếp và hành vi cho người khuyết tật trí tuệ và phát triển trong bộ tài liệu tập huấn chăm sóc người khuyết tật tại nhà – Dự án HMH

Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cần tuyển 01 ứng viên cho vị trí sau: Tư vấn biên soạn mô đun chăm sóc, hỗ trợ phát triển giao tiếp và hành vi cho người khuyết tật trí tuệ và phát triển trong bộ tài liệu tập huấn chăm sóc người khuyết tật tại nhà.
Ứng viên được tuyển dụng sẽ làm việc cho dự án “Hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng bền vững và đa chuyên ngành cho người khuyết tật nặng tại Quảng Nam và Bình Định (Hãy nắm tay tôi)”. Cán bộ được tuyển dụng sẽ làm việc tại nhà hoặc văn phòng của chuyên gia tư vấn, tập huấn tại Bình Định và Quảng Nam.

Mô tả về dự án:
Việt Nam có số lượng người khuyết tật đáng kể. Tại tỉnh Bình Định, có khoảng 33,000 người khuyết tật, chiếm 2,12% dân số, trong đó 63% là người khuyết tật. Tỉnh Quảng Nam có hơn 100,000 người khuyết tật trên tổng số khoảng 1,4 triệu dân, trong đó 60% là người khuyết tật nặng. Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong phát triển kinh tế cũng như cung cấp các dịch vụ cho người dân, bao gồm dịch vụ cho người khuyết tật và người khuyết tật nặng. Người khuyết tật nhận được một số hỗ trợ về tài chính, thiết bị trợ giúp và các dịch vụ vật lý trị liệu cho người khuyết tật nặng, chất lượng của các dịch vụ phục hồi chức năng và sự phối hợp giữa các ngành phục hồi chức năng, đặc biệt là các dịch vụ cho người khuyết tật nặng thường yêu cầu nhiều hình thức hỗ trợ.

Để góp phần giải quyết vấn đề này, một mô hình phục hồi chức năng bền vững và liên ngành (vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu và ngôn ngữ trị liệu) cho người khuyết tật nặng được phát triển thông qua tăng cường các dịch vụ phục hồi chức năng tại cấp huyện và cấp tỉnh và củng cố hệ thống chuyển gửi giữa các cấp. Để mô hình này được phát triển bền vững và hiệu quả thì buộc mô hình này phải thực hiện trong hệ thống bệnh viện cũng như trong cộng đồng để hỗ trợ người khuyết tật nặng và người chăm sóc người khuyết tật nặng có thể hiểu và tiếp cận các dịch vụ sẵn có. Dự án “Hỗ trợ chăm sóc phục hồi chức năng bền vững và liên ngành cho người khuyết tật nặng tại Quảng Nam và Bình Định (Hãy nắm tay tôi)” được thực hiện bởi Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển phối hợp với tổ chức Catholic Relief Services (CRS). Dự án sẽ xây dựng một mô hình phục hồi chức năng bền vững ở tỉnh Bình Định và Quảng Nam để cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng đáp ứng các nhu cầu của người khuyết tật nặng, đặc biệt là rào cản về giới và tính dễ bị tổn thương. Dự án được tài trợ bởi Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) trong vòng 3 năm, từ năm 2018 đến năm 2021.

Dự án đã tiến hành hoạt động đầu tiên là điều tra thông tin ban đầu về tình trạng và nhu cầu của người khuyết tật (NKT). Tiếp theo Dự án sẽ tổ chức một đợt khám sàng lọc cho các đối tượng NKT đã được chốt trong danh sách thuộc diện khám sàng lọc qua đợt điều tra thông tin ban đầu nhằm phân loại các đối tượng NKT thuộc diện có nhu cầu chăm sóc tại nhà. Các đối tượng NKT được chăm sóc tại nhà sẽ do người chăm sóc chính (NCSC) là người thân trong gia đình với sự hỗ trợ từ các cộng tác viên chăm sóc tại nhà (CTV) mà họ không phải lúc nào cũng là những người có chuyên môn về ngành y hoặc phục hồi chức năng (PHCN). Do vậy, họ cần được đào tạo về các kỹ năng cần thiết và phù hợp để thực hiện tốt công việc chăm sóc NKT tại nhả. Để làm được điều này, Dự án cần một sổ tay hướng dẫn các kỹ năng chăm sóc NKT tại nhà vừa là một cẩm nang để NCSC và CTV có thể tra cứu và tham khảo khi cần và cũng là sổ tay để các đào tạo viên dùng làm tài liệu đào tạo cho NCSC và CTV.

Tài liệu tập huấn gồm 3 mô đun với 3 chuyên ngành chính khác nhau là:
1. Kỹ năng về chăm sóc điều dưỡng, và sống độc lập
2. Kỹ năng về hỗ trợ NKT vận động phát triển và phục hồi chức năng vận động
3. Kỹ năng về hỗ trợ phát triển giao tiếp và hành vi cho người khuyết tật trí tuệ và phát triển.
Mỗi mô đun tối thiểu dài 60 trang A5 bao gồm cả nội dung và hình ảnh minh họa.
Để xây dựng được 3 mô đun về kỹ năng hỗ trợ phát triển giao tiếp và hành vi cho người khyết tật trí tuệ và phát triển, dự án cần 01 chuyên gia tư vấn thuộc lĩnh vực chuyên môn trên.

Mô tả công việc:
– Xây dựng đề cương chi tiết cho mô đun đào tạo NCSC và CTV về kỹ năng hỗ trợ NKT có vấn đề về trí tuệ và phát triển trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và hành vi;
– Dựa trên đề cương đã được phê duyệt, xây dựng bản thảo mô đun và tài liệu đào tạo dễ sử dụng cho các đối tượng mục tiêu là NCSC và CTV về kỹ năng hỗ trợ tại nhà cho NKT có vấn đề về trí tuệ và phát triển trong phát triển giao tiếp và hành vi với nội dung ngắn gọn và nhiều hình ảnh minh họa; và
– Điều chỉnh và hoàn thiện mô đun và tài liệu đào tạo theo các ý kiến góp ý và phản hồi phù hợp của Trưởng nhóm tư vấn.

Yêu cầu:
– Quốc tịch: Việt Nam
– Trình độ chuyên môn:
Ít nhất là thạc sĩ về chuyên ngành PHCN hoặc chuyên ngành về chăm sóc và điều trị người có rối loạn hành vi, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển

– Kinh nghiệm:
Tối thiểu 5 năm kinh nghiệm về hoạt động trong lĩnh vực phục hồi chức năng trí tuệ cho NKT hoặc chăm sóc và điều trị người có rối loạn hành vi, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển.
Kinh nghiệm về viết tài liệu theo chuyên ngành có liên quan, có kinh nghiệm trong tập huấn tại cộng đồng.

– Năng lực:
Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
Quyền Lợi:
• Mức lương:
Xây dựng tài liệu: Đây là hợp đồng khoán trọn gọi với tổng tiền công là 25.000.000 đ với số tài liệu tối thiểu 60 trang A5 (bao gồm thuế TNCN sẽ do CRS trích lại để nộp cho cơ quan thuế.)
Tập huấn: Phí tư vấn tập huấn theo ngày là 3,5 triệu/1 ngày x 2 ngày bao gồm cả thuế TNCN. Chi phí tư vấn tập huấn chưa bao gồm chi phí đi lại, ăn, ở trong thời gian đi công tác tại địa phương.
Tổng chi phí tư vấn dự kiến cho hợp đồng là: 32.000.000 đồng (Ba mươi hai triệu đồng) bao gồm thuế TNCN và chưa bao gồm các chi phí đi lại, ăn, ở trong thời gian đi công tác tại địa phương.
• Thời gian làm việc: Linh hoạt trong 01 tháng dự kiến từ 03/9/2019 đến 02/10/2019 cho công việc xây dựng tài liệu tập huấn. Lịch tập huấn cho tập huấn viên dự kiến triển khai trong tháng 10/2019 và sẽ được thông báo chi tiết tới tư vấn sau khi thống nhất với đối tác địa phương.

Nơi làm việc: Tại nhà hoặc văn phòng của chuyên gia tư vấn, tập huấn tại Bình Định và Quảng Nam.

Cách thức nhận hồ sơ:
– Hồ sơ bản mềm gửi về địa chỉ email: van@phad.org
– Đặt tiêu đề thư theo mẫu: <Vị trí ứng tuyển (viết tắt)>_<Hạn nộp hồ sơ>_<Họ tên> (ví dụ: “TVMDGTHV_29Aug19_NguyenVanAnh”)
Thời hạn nhận hồ sơ trước 17:00, ngày 29/08/2019

– Hạng mục hồ sơ:
1. Lý lịch trích ngang – “Biodata” theo mẫu của USAID (Biodata_USAID. Form tải về từ link: https://www.dropbox.com/s/p3pkcgi0x3732sq/Mau%20so%2013-PHAD_Form%20USAID%20Biodata%20Template.docx?dl=0); hoặc: https://bit.ly/2Yv5lSO
2. CV (bằng tiếng Anh) tóm tắt kinh nghiệm, trình độ…, thông tin của (những) người giới thiệu (họ tên, chức danh, số điện thoại và địa chỉ email);
3. Bằng cấp, chứng chỉ liên quan (Bản photocopy công chứng hoặc file
scan từ bản gốc).
4. CMND/CCCD (Bản photocopy công chứng hoặc file scan từ bản gốc).

Vui lòng truy cập vào website: www.phad.org để biết thêm thông tin về Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD)

Lưu ý:
– Vui lòng không liên hệ qua điện thoại.
– Chúng tôi chỉ liên hệ với ứng viên có hồ sơ đạt yêu cầu.
– Hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ không được hoàn trả