Đăng bởi Admin vào ngày Tháng tám 2nd, 2022 trong mục

Kêu gọi hỗ trợ thiết bị điện tử thông minh cho Người chăm sóc và Người khuyết tật, xóa đi rào cản trong chăm sóc và hồi phục

KÊU GỌI HỖ TRỢ THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ THÔNG MINH CHO NGƯỜI CHĂM SÓC  & NGƯỜI KHUYẾT TẬT, XÓA ĐI RÀO CẢN TRONG CHĂM SÓC VÀ HỒI PHỤC

Tại Việt Nam, khoảng 6,2 triệu người trên hai tuổi sống với khuyết tật, trong đó 28,3% là trẻ  em và gần 29% là người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Người khuyết tật phải đối mặt với những thách thức như khó khăn trong tiếp cận y tế cơ bản và hạn chế trong kỹ năng chăm sóc bản thân. Đã có những quan sát và ghi nhận về chăm sóc không đạt tiêu chuẩn, chất lượng thấp, các hành vi không phù hợp hoặc lạm dụng. Các hậu quả hoặc biến chứng về sức khỏe như tai nạn, ngã, và đôi khi là các vụ tự tử đã được báo cáo.

Dự án Hãy nắm tay tôi (HMH) do Viện PHAD thực hiện đã phát triển một mô hình chăm sóc toàn diện nhằm giải quyết các nhu cầu chăm sóc tại nhà và hỗ trợ người khuyết tật nặng sống độc lập bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận nhà ở và thay đổi thái độ của gia đình đối với người khuyết tật. Chương trình đã cung cấp CSTN cho hơn 623 người khuyết tật nặng, những người hầu như không thể thực hiện các chức năng sinh hoạt hàng ngày của họ.

Giai đoạn II của Dự án bắt đầu xác định rằng việc xây dựng nền tảng đào tạo trực tuyến cho CSTN là quan trọng hơn bao giờ hết trong bối cảnh dịch Covid-19, với mục tiêu cụ thể: 800 NCS hoặc NKT có khả năng sử dụng nền tảng trực tuyến để được đào tạo chăm sóc và thực hành kết nối xã hội qua các ứng dụng kết nối và công nghệ thực tế ảo, và 01 ứng dụng trực tuyến về CSTN được phát triển và vận hành, với tiêu chuẩn đào tạo từ Hội Điều dưỡng Việt Nam. Với nền tảng trực tuyến, nhiều NCS sẽ có cơ hội tiếp cận với khóa đào tạo hơn, xóa đi rào cản từ khả năng đi lại. Tuy nhiên, đa số gia đình NKT đều thuộc diện kinh tế nghèo hoặc cận nghèo, không có đủ khả năng sở hữu thiết bị thông minh để sử dụng nền tảng đào tạo trực tuyến. Vì vậy, chúng tôi mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, cá nhân, thông qua việc ủng hộ thiết bị điện tử thông minh với chức năng cơ bản cho người chăm sóc hoặc người khuyết tật có khả năng sử dụng CNTT để hỗ trợ đào tạo NCS người khuyết tật và NKT có khả năng tại nhà.

Nếu Quý vị có thiết bị điện tử thông minh còn sử dụng được và muốn quyên góp cho chương trình, vui lòng gừi về địa chỉ: Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển, Tầng 14, tòa nhà Icon4, số 1-3 Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Nội hoặc liên hệ: (+84) 2473 000 988/ 0948 588 028 để tình nguyện viên đến lấy trực tiếp tại nơi quý vị mong muốn.

Ngoài ra, quý vị có thể đóng góp kinh phí mua điện thoại cho người khuyết tật qua số tài khoản:

Số TK : 1029860470

Ngân hàng: Vietcombank – CN Ba Đình

Tên tài khoản: Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển

Nội dung: Họ và Tên + “quyen gop 750 dien thoai cho nguoi khuyet tat”

Bất cứ giá trị quyên góp nào cũng sẽ góp phần “góp gió thành bão”, góp phần mang đến tiếp cận công nghệ cho người khuyết tật. Nếu quý vị quyên góp kinh phí và muốn nhận Giấy chứng nhận/Kỷ niệm chương của chương trình, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline. Chúng tôi xin cam kết sử dụng đúng mục đích và hiệu quả các thiết bị từ các đơn vị, Doanh nghiệp, các Cá nhân hảo tâm. Quý vị sẽ biết được rõ ràng về hành trình của từng chiếc điện thoại và khi điện thoại đã được trao đến đúng người thông qua mã code. Những nhà hảo tâm quyên góp từ 10 thiết bị thông minh trở lên sẽ được tham dự các buổi lễ trao tặng điện thoại trực tiếp đến người hưởng lợi. Không những vậy, với mỗi chiếc điện thoại quyên góp, Quý vị sẽ nhận được một món quà kỷ niệm ý nghĩa là sản phẩm do chính bàn tay người khuyết tật làm ra, cùng với giấy chứng nhận và kỷ niệm chương.

Trân trọng cảm ơn!