Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Một 13th, 2015 trong mục

Dự án thí điểm mô hình kiểm soát trầm cảm dựa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam

Mục tiêu dự án:                                          

– Thử nghiệm khả năng triển khai mô hình chăm sóc trầm cảm dựa vào cơ sở chăm sóc y tế ban đầu tại Việt Nam

– Thử nghiệm cuốn sổ tay kỹ năng kiểm soát trầm cảm với một số bệnh nhân bị trầm cảm đến khám tại trạm y tế/ phòng khám đa khoa với các dấu hiệu bệnh khác

Địa bàn thực hiện dự án thử nghiệm:

Dự án được thực hiện tại Hà Nội ở 2 khu vực là quận Đống Đa và huyện Thạch Thất với tổng số 7 trạm y tế tuyến cơ sở và 3 phòng khám đa khoa.

Đối tượng nghiên cứu: bệnh nhân bị trầm cảm trên địa bàn các xã/phường thực hiện nghiên cứu.

Cỡ mẫu: 70 (mỗi trạm y tế/ phòng khám đa khoa quản lý 7 bệnh nhân)

Thời gian triển khai: Từ tháng 09/2014 đến tháng 06/2015

Các hoạt động được triển khai:

Trầm cảm là một bệnh chiếm tỷ lệ đáng kể tại Viêt Nam. Mặc dù các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu tuy phổ biến nhưng việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần đặc biệt là trầm cảm của người dân còn còn gặp nhiều hạn chế. Dự án thử nghiệm này chuẩn bị cho một dự án lớn hơn thiết kế dưới dạng thử nghiệm lâm sàng nhóm chứng ngẫu nhiên nhằm đo lường hiệu quả chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng ở Việt Nam

Về cơ bản, dự án thí điểm mô hình kiểm soát trầm cảm dựa vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam. Trong đó, các cán bộ y tế tại các trạm y tế/phòng khám đa khoa sẽ được  người đến khám chữa bệnh tại trạm y tế/ phòng khám đa khoa sẽ được tập huấn sử dụng bộ câu hỏi SRQ20, WHODAS 2.0 và sổ tay kiểm soát trầm cảm. Bệnh nhân khi đến khám sẽ được sàng lọc mức độ trầm cảm bằng bộ câu hỏi SRQ 20. Nếu bệnh nhân nhân bị trầm cảm, việc sử dụng bộ câu hỏi WHODAS 2.0 sẽ xác định sự ảnh hưởng của trầm cảm lên cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và công việc của họ. Bên cạnh đó người bệnh còn được cung cấp và được cán bộ ý tế hướng dẫn sử dụng  sổ tay hướng dẫn học các kỹ năng kiểm soát trầm cảm. Sau mỗi tháng sử dụng cuốn sổ tay tự hướng dẫn, người bệnh sẽ được đánh giá lại tình trạng trầm cảm bằng bộ câu hỏi WHODAS 2.0 để đánh giá hiệu quả của sổ tay hướng dẫn kiểm soát trầm cảm. Nếu dấu hiệu trầm cảm đã hết và giảm xuống dưới 7 điều này chứng tỏ bệnh nhân có những tiến triển tốt và được khuyến khích tiếp tục sử dụng; nếu trầm cảm không khỏi hoặc nặng hơn nên chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

Thêm vào đó, các khóa học online cũng sẽ được đưa vào sử dụng nhằm cung cấp một kho dữ liệu mở để cán bộ y tế/bệnh nhân trầm cảm và người nhà của họ có thể tiếp cận được dễ dàng.