Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Mười Một 13th, 2018 trong mục

Dự án Mở rộng Quy mô Dịch vụ Chăm sóc Trầm cảm tại Việt Nam

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây nên gánh nặng bệnh tật toàn cầu và cũng là một vấn đề sức khỏe khá phổ biến xảy ra tại Việt Nam. Mặc dù có nhiều người đang mắc trầm cảm nhưng không có nhiều các dịch vụ sẵn có có thể hỗ trợ họ. Do vậy, tạo ra các dịch vụ sẵn có nhằm chăm sóc sức khỏe cho người bị bệnh trầm cảm như là một phần của dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ đảm bảo rằng, người bệnh trầm cảm có thể được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Dự án “Mở rộng Quy mô Dịch vụ Chăm sóc Trầm cảm tại Việt Nam (IRIS-DSV)” được thực hiện bởi Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển và Trường Đại học Simon Fraser (SFU), được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Sức khỏe Canada (CIHR) với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) và Bộ Y tế (MOH). Đây là dự án tiếp nối dự án “Chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người lớn và trẻ em dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2018” (MAC-FI). Dự án MAC-FI đào tạo cho cán bộ y tế / xã hội tuyến cơ sở hướng dẫn người trầm cảm các kỹ năng tự kiểm soát trầm cảm thông qua các buổi hướng dẫn tại nhà sử dụng sách Hướng dẫn Các Kĩ năng Kiểm soát Trầm cảm. Kết quả sơ bộ của nghiên cứu cho thấy mô hình can thiệp SSM có kết quả khả quan đối với bệnh nhân trầm cảm nhẹ và vừa.
Dự án IRIS-DSV với phương pháp nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu sẽ xác định những khó khăn, rào cản cụ thể để thực hiện cũng như mở rộng can thiệp kiểm soát trầm cảm dựa vào cộng đồng ở Việt Nam. Những mục tiêu cụ thể của dự án bao gồm:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu các yếu tố can thiệp ảnh hưởng đến hiệu quả can thiệp Hướng dẫn Các Kĩ năng Kiểm soát Trầm cảm đối với trầm cảm ở trung tâm y tế tuyến cơ sở ở Việt Nam;
Mục tiêu 2: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng cường hiệu quả can thiệp Hướng dẫn Các Kĩ năng Kiểm soát Trầm cảm đối với trầm cảm tại Việt Nam về lâu dài;
Mục tiêu 3: Gắn kết với chính phủ và các bên liên quan qua phương pháp tiếp cận phối hợp giữa nghiên cứu viên và người sử dụng thông tin, cung cấp bằng chứng liên tục để hỗ trợ việc thực hiện và mở rộng can thiệp Hướng dẫn Các Kĩ năng Kiểm soát Trầm cảm tại Việt Nam.
Việc nhân rộng mô hình này tại Việt Nam sẽ giúp bù đắp khoảng trống trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cũng như cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của người trầm cảm ở Việt Nam.

Các hoạt động chính của dự án trong năm 2019:

Hoạt động 1: Báo cáo kết quả Can thiệp Hỗ trợ tự quản lý

Can thiệp SSM đã sàng lọc 7,498 bệnh nhân trên 8 tỉnh can thiệp, tìm ra 366 người có dấu hiệu trầm cảm và can thiệp thành công cho 157 bệnh nhân.

Hoạt động 2: Phát triển và chuẩn hóa bộ công cụ phỏng vấn bán cấu trúc cho bệnh nhân, cộng tác viên và các bên liên quan

Bộ công cụ phỏng vấn đã được phát triển bằng tiếng Anh từ nhà tài trợ. Sau đó, được dịch sang Tiếng Việt với ngôn ngữ tương đương và được chuẩn hóa bằng cách phỏng vấn thử 3 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 người).

Hoạt động 3: Phỏng vấn bán cấu trúc cho bệnh nhân, cộng tác viên và các bên liên quan

Đã tiến hành phỏng vấn 31 cán bộ nhóm các bên liên quan, 47 cộng tác viên và 48 bệnh nhân về khả năng chấp nhận các can thiệp, các rào cản khi tham gia can thiệp, nhu cầu của người tham gia.

Hoạt động 4: Phân tích và quản lý số liệu

Số liệu định tính đang được mã hóa bằng phần mềm NVivo. Số liệu được phân tích dựa trên mục tiêu của dự án.

Hoạt động 5: Thiết kế phần mềm quản lý trầm cảm

Chúng tôi đang phát triển một bài đánh giá tài liệu về các ứng dụng Kỹ thuật số cho Trầm cảm và thiết kế một ứng dụng mới thích ứng với bối cảnh Việt Nam