Đăng bởi Admin vào ngày Tháng Năm 4th, 2016 trong mục

Chương trình danh dự Quốc tế – Học kỳ Mùa Xuân 2016

Chúc mừng năm thứ 10 liên tiếp tổ chức Chương trình Danh dự Quốc tế tại Việt Nam

(Khoa Đào tạo Quốc tế – Tổ chức Học tập Thế giới)

Cho đến nay, Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) đã có 10 năm kinh nghiệm tổ chức điều phối Chương trình Danh dự Quốc tế (IHP) về Sức khỏe và Cộng đồng: chủ đề Toàn cầu hóa, Văn hóa và Chăm sóc. IHP là một chương trình của Khoa Đào tạo Quốc tế – Tổ chức Học tập Thế giới, nghiên cứu các vấn đề nổi cộm về sức khỏe toàn cầu ở các nước khắp 4 châu lục – Hoa Kỳ, Việt Nam, Nam Phi, Argentina. Chương trình kết hợp phương pháp học trong lớp truyền thống với các chuyến tham quan thực địa để người học có thể tiếp thu được kiến thức một cách toàn diện về các vấn đề lớn ở mỗi nước. Mùa xuân năm nay, 2016, chúng tôi rất hân hạnh được chào mừng 29 sinh viên từ rất nhiều Đại học nổi tiếng ở Mỹ, như Brown, Yale, Cornell, … và Giảng viên, Trợ giảng đến với Việt Nam.

 

Trợ giảng Luciana Serrano và Tiến sĩ Alison Heller rất tận tâm với sinh viên

 

Điểm đến đầu tiên: Bản Lác xanh tươi đầy gió mát

Ngày đầu tiên đến với đất nước Việt Nam sôi động, nhóm sinh viên được đưa thẳng từ Sân bay Nội Bài, đến với không gian yên bình, cảnh sắc thơ mộng của bản Lác, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tại đây, các sinh viên được nếm và thưởng thức Rượu Cần (một loại rượu được lên men từ hạt gạo chất lượng tốt tại địa phương); trải nghiệm cuộc sống ở bản làng khi được ở trong Nhà sàn; khám phá Hang Triều; và dạy tiếng Anh cho các trẻ em trong làng như một hoạt động trao đổi với cộng đồng. Đồng thời, các bạn sinh viên Mỹ cũng được chìm đắm trong không gian tươi đẹp, nồng ấm hương thơm của cánh đồng lúa ngay bên ngoài nhà sàn của các bạn. Các bác được người dân trong làng rất yêu quý và biết đến nên đã được Đài Phát thanh và Truyển hình HoaBinhTV phỏng vấn hỏi về cảm nhận về du lịch ở bản Lác https://www.youtube.com/watch?v=tcHuao4Uij8&feature=youtu.be

 

Liên hoan đốt lửa trại tại Bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình

Đã hết giờ chơi, đến của POD rồi! Mỗi ngày đều có một Trưởng nhóm (POD), người sẽ dẫn đầu nhóm trong tất cả các hoạt động trong ngày. Việc phân công trưởng nhóm mỗi ngày này giúp tất cả các sinh viên được luyện tập kỹ năng lãnh đạo. Sau khi có một khoảng thời gian thư giãn để quên đi mệt mỏi do lệch múi giờ, các sinh viên đã sẵn sang để khám phá Tình hình Chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam và Sức khỏe Toàn cầu. Các bạn được tiếp cận kiến thức từ góc độ của giảng viên Việt Nam (Tiến sĩ Nguyễn Kiều Cương) và giảng viên người Mỹ (Tiến sĩ Allison Heller). Chương trình học có ví dụ từ rất nhiều bối cảnh đa dạng để củng cố nền tảng cho chủ đề của chương trình Toàn cầu hóa, Văn hóa và Chăm sóc.

Các phần học của chương trình bao gồm những vấn đề trước đây, các vấn đề hiện tại, khung lý thuyết, và cách áp dụng để đưa ra các giải pháp cho những vấn đề trong thực tế. Trong suốt chương trình, các sinh viên được chia thành 5 nhóm: Sức khỏe tâm thần, Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em, Các bệnh truyền nhiễm, Sức khỏe Môi trường và Y học Cổ truyền. Để giúp các bạn sinh viên nắm rõ và thực hành các lý thuyết trên lớp, chương trình tổ chức các chuyến thăm quan thực địa tới các bản làng lân cận để cả năm nhóm phỏng vấn người Thái và cộng đồng người H’Mong về niềm tin và trải nghiệm của họ về một trong những chủ đề trên.

 

Tiến sĩ Allison và trưởng nhóm trong ngày đứng lớp POD

Xin chào, Hà Nội đông đúc và bận rộn!

Đã đến lúc rời vùng đất bản Lác bình yên và tĩnh lặng và nói lời chào tới Hà Nội “nhộn nhịp và năng động”. “Vậy mà mình cứ nghĩ là mình đã chuẩn bị sẵn tinh thần cho cái đông đúc và náo nhiệt của Hà NộI” – một sinh viên bộc bạch. Những không phải thế, muốn sống được ở Hà Nội thì phải biết sang đường có bao nhiêu là xe cộ đi lại, nhiều người nước ngoài thấy việc sang đường rất nguy hiểm và đáng sợ. Nhờ sự trợ giúp của Trướng nhóm Điều phối tại Việt Nam ông Vũ Công Nguyên và nhóm nhân viên, tình nguyện viên tổ chức điều phối chương trình tại PHAD, các sinh viên được học các kỹ năng cơ bản để thích nghi với Hà Nội, như học cách sang đường an toàn, và giao tiếp tiếng Việt cơ bản để gọi món và đồ uống khi đi ăn.

 

 

Nhóm điều phối chương trình tại Việt Nam

Các tình nguyện viên của Chương trình tại Viêt Nam

Thật may là nhóm điều phối chương trình không phải là nguồn thông tin và trợ giúp duy nhất của các bạn. Trong suốt 3 tuần ở Hà Nội, các bạn sinh viên được ở nhờ nhà các gia định Việt Nam, các gia đình rất yêu quý các bạn sinh viên Mỹ, chăm sóc cho các bạn và chia sẻ với các bạn những khoảnh khắc ý nghĩa trong gia đình và coi các bạn như con cái trong nhà vậy. Việc ở nhờ nhà của các gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu của quá trình học hỏi trong suốt chương trình vì các gia đình như “từ điển sống” về Hà Nội và Việt Nam, và đôi khi cũng đóng vai trò là người trả lời phỏng vấn cho bài nghiên cứu cùa các bạn.

 

Tổ chức sinh nhật tại gia đình Việt Nam

Ngoài việc được học ở trên lớp, các bạn còn được đi thăm quan thực tế qua ngày khám phá xung quanh; tham quan các địa danh nổi tiếng, tham quan các trung tâm, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ người khuyết tật, Làng Hữu nghị chăm sóc trẻ em mồ côi; Khoa Y học Cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội; được gặp các giảng viên mời giảng về Bình đẳng giới, phòng chống HIV/AIDS, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Chất độc màu da cam, …; thảo luận nhóm với các nhóm HIV tự lực và kết nối với người dân địa phương.

 

Sinh viên và giảng viên lắng nghe chị Vân, giám đốc trung tâm Nghị lực sống hỗ trợ người khuyết tật (NKT) chia sẻ

 

Sinh viên trải nghiệm sử dụng cối xay gạo tại Bảo tàng

 

Một sinh viên trải nghiệm được châm cứu điện, do Bác sĩ Hưng thực hành, giảng viên khoa Y học Cổ truyền Đại Học Y Hà Nội

Hẹn gặp lại các bạn nhé!

Bốn tuần trôi qua thật nhanh chỉ trong chớp mắt, mọi người đều đã giữ lại được cho mình rất nhiều tiếng cười và yêu thương. “… mỗi ngày bọn mình đều được tiếp xúc với rất nhiều thứ, thân quen có, xa lạ có, pha trộn của những gì mình đã biết và chưa biết, từ thức ăn cho đến bạn bè hay những trải nghiệm khác nữa. Không phải mọi thứ đều hoàn hảo; nhưng mọi thứ đều mới mẻ, nhiều đều mình có thể học hỏi được về kiến thức học thuật, về bản thân, hay về mối quan hệ với mọi người xung quanh.”– Laura McIntyre, một sinh viên đã viết trong thư gửi gia đình (nguồn: SIT Study Abroad)

Chúng tôi muốn cảm ơn tổ chức Học tập Thế giới vì đã chọn Việt Nam là một trong những điểm đến của chương trình và tạo điều kiện, cơ hội quý báu cho chúng tôi được gặp các bạn sinh viên tuyệt vời, đầy tài năng ( (video của một sinh viên – Olivia Charles: https://www.youtube.com/watch?v=DX7uOWdrP7E  Cảm ơn giảng viên và trợ giảng yêu quý của chúng tôi đã hợp tác và hỗ trợ chúng tôi. Và cuối cùng nhưng không kém phần quant rọng, cảm ơn các gia đình Việt Nam đã cho các sinh viên ở nhà vì chương trình không thể thực hiện được nếu không có sự chăm sóc và hỗ trợ của các vị đối với sinh viên, các gia đình luôn là “nhà” với các bạn (Các bạn sinh viên nói cảm ơn các gia đình Việt Nam – https://www.youtube.com/watch?v=9pUC3daEkN0)  (video: PHAD). Chúng tôi mong sẽ được gặp lại các bạn một ngày không xa, ở đâu đó trên thế giới này; lúc đó, chúng ta có thể cùng trò chuyện, kể lại chuyện hồi ở Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=58OukjA0CGI).

Chúc các bạn thành công và hạnh phúc,

Nhóm tổ chức điều phối chương trình PHAD.