Tăng cường các dịch vụ chăm sóc và trợ giúp xã hội cho người khuyết tật nặng tại tỉnh Bình Định và Quảng Nam (Hãy nắm tay tôi II)

 

TĂNG CƯỜNG CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC VÀ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT NẶNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ QUẢNG NAM (HÃY NẮM TAY TÔI II)
2021-2023 | ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: VIỆN DÂN SỐ, SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN (PHAD)
| NGÂN SÁCH DỰ KIẾN: 1.895.120 USD

Dự án “Hãy Nắm Tay Tôi II” nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật nặng thông qua việc tăng cường chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật nặng tại tỉnh Bình Định, Kon Tum và Quảng Nam.

TĂNG CƯỜNG CÁC DỊCH VỤ CHĂM SÓC TẠI NHÀ VÀ HỖ TRỢ XÃ HỘI
Dự án sẽ tăng cường chất lượng chăm sóc tại nhà bằng cách phát triển mạng lưới hướng dẫn viên về chăm sóc để hỗ trợ người chăm sóc và mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc thực hiện chăm sóc tại nhà cho khoảng 2.600 người khuyết tật nặng. Dự án sẽ tăng cường mạng lưới người khuyết tật để nâng cao khả năng sống độc lập, tham gia các hoạt động xã hội và trợ giúp những người khuyết tật khác. Hãy Nắm Tay Tôi-II cũng sẽ mở rộng hỗ trợ điều chỉnh nhà ở và cung cấp dụng cụ trợ giúp để tăng cường khả năng sống độc lập cho người khuyết tật, và cùng phối hợp với các chuyên gia, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu và các hướng dẫn viên về chăm sóc tại địa phương để đánh giá và theo dõi quá trình chăm sóc.

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHĂM SÓC BỀN VỮNG
Dự án sẽ nâng cao việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý và tập huấn về kỹ năng chăm sóc và sẽ phối hợp với Hội Điều dưỡng Việt Nam để chuẩn hóa chương trình tập huấn cho người chăm sóc. Nhằm đa dạng hóa và duy trì sự bền vững các dịch vụ chăm sóc người khuyết tật tại nhà, dự án sẽ hợp tác với các trung tâm chăm sóc tư nhân và bệnh viện để thí điểm mô hình chi trả cho dịch vụ chăm sóc cá nhân chuyên nghiệp đối với người khuyết tật.

KẾT QUẢ MONG ĐỢI
Bằng việc đảm bảo tính liên tục trong chăm sóc người khuyết tật nặng từ bệnh viện, trong cộng đồng và tại nhà, 2.600 người khuyết tật sẽ được chăm sóc và trợ giúp có sự cải thiện về chất lượng; ngoài ra, 200 người khuyết tật sẽ được hưởng lợi từ các dụng cụ trợ giúp và điều chỉnh nhà ở để nâng cao chất lượng chăm sóc và khả năng sống độc lập; một đội ngũ người chăm sóc (chuyên nghiệp và tình nguyện) sẽ được xây dựng thông qua tập huấn, hướng dẫn và cầm tay chỉ việc; chương trình đào tạo cho người chăm sóc sẽ được chuẩn hóa và thể chế hóa; và mô hình chi trả (công và tư) cho các dịch vụ chăm sóc sẽ được phát triển để đa dạng hóa nguồn thực hiện hệ thống chăm sóc.