Báo cáo điều tra ban đầu của Nghiên cứu dọc về Người cao tuổi và Sức khỏe tại Việt Nam

Nghiên cứu dọc về Người cao tuổi và Sức khỏe tại Việt Nam (LSAHV) là nghiên cứu dọc đại diện toàn quốc đầu tiên về lão hóa ở Việt Nam với những thông tin từ người cao tuổi, người chăm sóc và người con trưởng thành của họ. Dữ liệu điều tra ban đầu cung cấp thông tin toàn diện về sức khỏe, tình trạng kinh tế và sự khỏe mạnh nói chung của những người từ 60 tuổi trở lên trên toàn quốc. Những dữ liệu này sẽ là nguồn thông tin giá trị cho việc xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng.

Nghiên cứu LSAHV nhằm mục đích (1) tìm hiểu tình trạng sức khỏe và sự khỏe mạnh của người cao tuổi ở Việt Nam, cũng như các mối liên quan có thể có và (2) đánh giá các yếu tố quyết định tình trạng sức khỏe, sự chuyển đổi trong tình trạng sức khỏe và sự khỏe mạnh nói chung. Nghiên cứu LSAHV là một phần của một nghiên cứu so sánh về lão hóa và sức khỏe ở Việt Nam và Philippines, nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA) và được thực hiện bởi Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD).

Tổng cộng 6050 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đã được phỏng vấn tại cuộc điều tra ban đầu. Việc thu thập dữ liệu được thực hiện vào cuối năm 2018 và được hoàn thành vào tháng 5 năm 2019. Báo cáo điều tra ban đầu của nghiên cứu đã được hoàn thành và xuất bản.

Tải báo cáo điều tra ban đầu tiếng Việt:

Báo cáo toàn văn: Người cao tuổi và Sức khỏe tại Việt Nam

Các nội dung trong báo cáo:

Trang bìa

Lời mở đầu

Mục lục

Lời cảm ơn

Danh mục Bảng, Hình và Từ viết tắt

Tóm tắt báo cáo

Chương 1. Giới thiệu chung

Chương 2. Nghiên cứu dọc về Người cao tuổi và Sức khỏe tại Việt Nam

Chương 3. Người cao tuổi ở Việt Nam

Chương 4. Tình trạng sức khỏe của người cao tuổi ở Việt Nam

Chương 5. Sức khỏe chức năng của người cao tuổi ở Việt Nam

Chương 6. Chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chăm sóc sức khỏe

Chương 7. Tình trạng kinh tế của người cao tuổi ở Việt Nam

Chương 8. Sự rộng lượng, thái độ và niềm tin

Chương 9. Các hoạt động, cô lập xã hội và công nghệ thông tin

Chương 10. Các dịch vụ cho người cao tuổi

Chương 11. Hỗ trợ từ gia đình và sự trao đổi giữa các thế hệ

Chương 12. Chăm sóc tại gia đình ở Việt Nam

Chương 13. Người con trưởng thành của người cao tuổi

Chương 14. Thảo luận, kết luận và khuyến nghị

Các phụ lục

Các bộ câu hỏi nghiên cứu

Vùi lòng xem báo cáo tiếng Anh tại đường link sau: https://www.eria.org/publications/ageing-and-health-in-viet-nam/

Các dự án khác